Dịch vụ xây sửa Nha Trang

Tiêu chuẩn cơ bản khi thiết kế và xây dựng cầu thang

Khi xây dựng nhà cao tầng, cầu thang là một chi tiết vô cùng quan trọng khi nó không những là phần nối các tầng với nhau thông suốt mà còn góp phần không nhỏ về mặt thẩm mỹ cũng như phong thủy trong nhà. Chính vì vậy mà việc tạo nên một chiếc cầu thang đúng tiêu chuẩn là một trong những ưu tiên hàng đầu của người kiến trúc sư khi thiết kế nhà cao tầng. Vậy hình dạng cầu thang như thế nào? Kích thước ra sao? Độ dốc bao nhiêu là đủ?… Hãy cũng truongphatkhanhhoa.com tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Những tiêu chuẩn về kích thước cầu thang trong xây dựng

Một chiếc cầu thang đạt tiêu chuẩn sẽ được tính toán kỹ càng theo các thông số sau:

1. Chiều cao cầu thang

Chiều cao cầu thang chuẩn sẽ được tùy biến dựa theo độ cao của sàn nhà. Độ cao sàn nhà được tính từ sàn nhà tầng dưới đến sàn nhà tầng trên. Vì thế, dựa theo quy định của luật xây dựng Việt Nam cho phép độ cao sàn tối đa là 3,4m thì chiều cao cầu thang tiêu chuẩn sẽ rơi vào tầm 3 – 3,4m.

Theo quy luật sinh – lão – bệnh – tử thì số bậc thang phù hợp sẽ là 21 hặc 25 bậc, số bậc rơi vào cung sinh sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Xem thêm: Thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở Nha Trang

2. Chiều rộng cầu thang

Chiều rộng của cầu thang là một thông số mà rất nhiều chủ nhà khi sử dụng dịch vụ xây dựng nhà tại Nha Trang của chúng tôi quan tâm. Chính là vì độ rộng cầu thang sẽ tạo nên sự cân xứng cho toàn bộ căn nhà đồng thời đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển đồ đạc lên xuống lầu.

Thông thường, với những công trình dân dụng chiều rộng cầu thang thích hợp sẽ là 90cm. Còn với câù thang gác xếp hoặc cầu thang nhà ống thường rộng tầm 60cm là hợp lý, tạo nên sự thuận tiện tối đa cho gia chủ.

3. Độ rộng bậc thang

Độ rộng bậc thang theo chuẩn thường sẽ vào tầm 25 – 30cm. Không nên để rộng quá 30cm vì như vậy sẽ gây mất cân đối, gia tăng độ dốc khiến việc di chuyển trở nên khó khăn đặc biệt là đối với người già và trẻ nhỏ.

4. Độ cao bậc thang

Cũng như độ rộng, độ cao của bậc thang cũng quan trọng không kém. Độ cao thông thường của bậc thang sẽ khoản 15 – 18cm. Không nên làm quá cao sẽ khiến mất cân bằng và dốc gây khó khăn khi di chuyển.

5. Độ cao tay vịn lan can cầu thang

Thông số này có thể tùy biến linh hoạt dựa theo hình dáng cầu thang, phong cách thiết kế nói chung của căn nhà, chiều cao của người sử dụng cũng là một yếu tố có thể cân nhắc. Nhìn chung, lý tưởng nhất sẽ là từ 0.9 – 1,1m vì sẽ vừa tầm tay của một người lớn.

6. Độ dày gờ bậc thang

Đây là một chi tiết nhỏ nhưng không kém phần quan trọng mà khi chủ nhà làm cầu thang không nên bỏ qua. Phần gờ này giúp ngăn đọng nước tại bề mặt mỗi bậc thang, tạo nên sự hài hòa cho tổng thể cầu thang. Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, phần gờ này chỉ nên nhô ra khoản 2cm là phù hợp.

7. Chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ tồn tại như một khoản trống vừa đủ để nghỉ chân khi lên cầu thang, đặc biệt quan trọng đối với người lớn tuổi hoặc người đang bưng bê vật nặng lên trên trong trường hợp đuối sức. Thường thì cứ 11 bậc thang người ta sẽ làm chiếu nghỉ. Độ rộng của chiếu nghỉ thường bằng với đọ rộng của một vế thang – tối thiểu 60cm và tối đa 90cm.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sửa hệ thống điện – nước tại Nha Trang uy tín, an toàn 100%

8. Độ dốc cầu thang

Độ dốc của thang là số đo góc nghiên của sàn nhà với đường cầu thang đi xuống. Đây là yếu tố cần  tính toán và cân nhắc kỹ càng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn trong khi lên xuống cầu thang. Theo kinh nghiệm của nhiều kiến trúc giỏi hiện nay, độ dốc cầu thang hợp lý cho nhà ở dân dụng là khoản 18 – 45 độ, tốt nhất là từ 33-36 độ. Còn với cầu thang xoắn ốc, phù hợp nhất là 45 độ.

Một số thiết kế cầu thang đẹp, thường được các kiến trúc sư ưa chuộng

Cầu thang gỗ

Hiện nay cầu thang gỗ được rất nhiều người ưa chuộng bởi nó mang lại độ chắc chắn, tinh tế, vẻ sang trọng và làm không gian trở nên ấm hơn. Vật liệu gỗ có thể dễ dàng áp dụng vào nhiều phong cách thiết kế khác nhau, dù là cổ điển hay hiện đại.

Điểm trừ chính là cầu thang gỗ thường có giá thành cao và cần chú ý bảo quản. Các sản phẩm làm từ gỗ phải tránh ánh nắng tự nhiên để tránh hiện tượng bay màu. Ngoài ra, chủ nhà nên chú ý bảo dường bằng cách thường xuyên lau chùi để giữ độ bóng và loại bỏ mối mọt, ẩm mốc nhằm gia tăng tuổi thọ cầu thang gỗ.

Có thể bạn cần biết: Lựa chọn vật liệu trong quá trình xây dựng nhà

Cầu thang kính

Cầu thang được lắp kính cũng là loại thang được ưa chuộng rộng rãi, nhất là trong những không gian được thiết kế theo xu hướng hiện đại. Chất liệu kính cường lực mang lại rất nhiều ưu điểm nhãn tiền:

  • Giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng
  • Có thể kết hợp hài hòa với nhiều vật liệu khác như gỗ, bê tông, inox… mà vẫn toát lên vẻ sang trọng
  • Phù hợp cho các không gian hẹp, thiếu ánh sáng nhờ đặc tính khuếch tán ánh sáng của kính
  • Phù hợp với nhiều phong cách thiết kế khác nhau

Cầu thang chữ L

Cầu thang đổi chiều 90 độ, hay còn gọi là cầu thang chữ L là thiêt kế vô cùng phù hợp cho dạng nhà ống, có không gian hạn chế giúp tiết kiệm diện tích. Thang chữ L thưởng được đặt ở góc và sát tường, không gian bên dưới cầu thang có thể sử dụng để đồ hoặc trang trí thêm cho căn nhà, vô cùng thuận tiện.

Cầu thang chữ U

Cầu thang chữ U hay còn gọi là cầu thang đổi chiều 180 độ là dạng cầu thang được cấu tạo như 2 cầu thẳng lắp đặt song song và được kết nối với nhau bằng một chiếu nghỉ. Thường được sử dụng trong những không gian có diện tích tương đối rộng,  mang lại sự độc đáo trong thiết kế cũng như tiện lợi trong sinh hoạt hàng ngày của gia chủ. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy cầu thang chữ U ở khắp mọi nơi.

Cầu thang xoắn ốc

Cầu thang xoắn ốc là dạng cầu thang được thiết kế xoay quanh một trục thẳng đừng, theo hướng từ dưới lên. Cầu thang xoắn mang tính thẩm mỹ cao, độc đáo và phù hợp với những thiết kế nhà mang tính phá cách. Tuy nhiên lại không phù hợp với người già và trẻ nhỏ bởi không có chiếu nghỉ, dốc và không thuận tiện khi vẩn chuyển đồ đạc lên xuống.

Cầu thang “bay”

Cùng với nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao trong thiết kế nhà ở, cầu thang bay xuất hiện như một sự nét độc đáo mang đầy sáng tạo. Được thiết kế theo nguyên lý các bậc thang kết nối với tường và sử dụng tường để chịu lực thay vì các trục hoặc bệ bằng gỗ, sắt, thép như những dạng cầu thang thông thường khác. Cầu thang bay mang lại sự tinh tế, cá tính trong không gian mà nó hiện hữu, tuy nhiên điểm trừ là khả năng chịu lực sẽ kém hơn, không thích hợp để chịu tải nặng khi vận chuyển vật nặng lên xuống. việc xây dựng thang cũng yêu cầu trình độ cao của người thợ xây nếu không sẽ dễ bị rung lắc, nứt vỡ tường.

Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ xây sửa nhà uy tín, nhanh chóng, chất lượng cao thì Trường Phát tự tin là đơn vị sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối, cam kết dịch vụ trọn gói từ các thủ tục xin cấp phép cho đến khi hoàn công!

-Ấn Ngô

Hotline